Đồng phục đã trở thành nét văn hóa riêng của rất nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, nhà trường. Nếu như không có áo đồng phục thì những công ty, cơ quan, tổ chức đó không được nhiều người biết đến. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc đồng phục là gì? Quy trình làm ra chiếc áo đồng phục như thế nào?
Cùng Đồng phục Paltex tìm hiểu nhé!

Đồng phục là gì?
Đồng phục(Uniforms) là kiểu trang phục được sản xuất dành riêng cho công ty, tổ chức, cơ quan, đoàn thể hay trường học nào đó, được may giống nhau với số lượng nhiều cho các thành viên sử dụng trong một thời gian nhất định. Hoặc có thể nói đồng phục là trang phục dành riêng cho tổ chức, ngành nghề nào đó và chỉ sử dụng khi đi làm hay hội họp.
Vì sao nên chọn đồng phục áo thun?
Áo thun đồng phục thường được trang bị cho nhân viên khi tham gia làm việc cho một công ty, tổ chức nào đó. Áo đồng phục sẽ bao gồm những chiếc áo có hình dáng và màu sắc giống hệt nhau, chỉ khác nhau ở mỗi kích cỡ. Khi tất cả các nhân viên trong một tổ chức cùng mặc áo giống nhau sẽ tạo cảm giác bình đẳng và không có sự phân biệt giữa các nhân viên trong một công ty, tổ chức.

Tuy nhiên, nếu sử dụng đồng phục công sở không mang lại ý nghĩa và tạo cảm giác không thoải mái khi mặt, sẽ gây cho nhân viên cảm thấy khó chịu. Vì vậy, để đảm bảo chọn được mẫu áo thun đồng phục phù hợp đòi hỏi tổ chức cần phải quan tâm hơn đến chất liệu và tính thẩm mỹ, nhằm mang lại sự thích thú cho người mặc cũng như là hình thức để quảng bá thương hiệu của công ty.
Mặc đồng phục có ý nghĩa gì?
Hiện nay trong bất cứ công ty, doanh nghiệp đang hoạt động trong bất kỳ ngành nghề nào cũng có mẫu áo đồng phục riêng cho mình. Sử dụng đồng phục chon nhân viên là cách để giúp phân biệt vị trí, nhiệm vụ của mỗi người trong công ty. Ví dụ như: đồng phục nhân viên văn phòng, nhân viên giao hàng, quản lý… mỗi bộ phận khác nhau sẽ có bộ trang phục khác nhau. Vì thế, mặc đồng phục chính là cách để mọi người có thể dễ dàng nhân biết bạn dang làm công việc gì? công ty nào? có nổi tiếng hay không?…
Tạo sự đoàn kết nội bộ
Không những vậy, khi nhân viên chung công ty diện màu áo đồng phục giống nhau, sẽ giúp họ trở nên đoàn kết với nhau hơn, tạo cảm giác gần gủi, thân thiện và quý mến. Giúp họ dễ dàng chia sẻ nhiều vấn đề trong cuộc sống, làm việc hơn là quan tâm đến cách ăn mặc của mỗi người. Chính điều này sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc, đoàn kết, tương trợ nhau.
Xóa nhòa khoản cách
Khi tất cả mọi người diện chung bộ đồng phục giống nhau, thì sẽ giúp mọi người dễ dàng nói chuyện với nhau hơn, xóa nhòa ranh giới về khoản cách giàu nghèo, đẳng cấp xã hội… Từ đó tạo sự bình đẳng trong việc đối xửa giữa các nhân viên và điều này sẽ giúp tinh thần đoàn kết của tập thể ngày càng lớn.
Xây dựng niềm tin
Những bộ đồng phục thiết kế đẹp mắt, phù hợp với môi trường làm viêc sẽ giúp nhân viên cảm thấy hài lòng và tự tin hơn khi khoác lên mình mỗi khi đi làm. Đặc biệt, đối với những nhân viên làm trong ngành dịch vụ, quảng cáo, phải thường xuyên tiếp xúc với khác hàng, thì những bộ đồng phục đẹp sẽ giúp nhân viên tăng thêm cản giác tựu tin khi gặp gỡ, nói chuyện với khách hàng, đồng thời giúp xây dựng hình ảnh thiện cảm, chuyên nghiệp của công ty. Khi khác hàng nhân thấy công ty hoạt động chuyên nghiệp, họ sẽ chủ động hợp tác lâu dài hơn với công ty.
Quảng bá hình ảnh công ty, doanh nghiệp
Có thể nói, sử dụng áo đồng phục cho nhân viên là phương thức quảng cáo hiệu quả và tiết kiệm nhất hiện nay. Khi nhân viên diện trên mình bộ áo đồng phục có in logo công ty, slogan nổi bật sẽ giúp khác hàng dễ dàng nhân ra thương hiệu của bạn. Mỗi nhân viện diện trên mình bộ áo đồng phục đi làm việc sẽ giúp hình ảnh thương hiệu công ty trở nên gần gủi hơn với cộng đồng. Từ đó quảng bá hình ảnh công ty đến rộng rãi khách hàng mà không tốn kém nhiều chi phí quảng cáo.
Quy trình in áo đồng phục
Để tạo ra những sản phẩm vừa bền vừa đẹp không phải là điều dễ dàng gì. Quy trình in áo thun cũng được thực hiện qua rất nhiều công đoạn khác nhau.
Sau khi khách hàng đã chốt được mẫu áo, chất liệu vải và màu sắc mà khách hàng mong muốn. Phía công ty sẽ cho tiến hành sản xuất áo, dù số lượng đặt in áo thun ít hay nhiều thì quy trình sản xuất vẫn phải đảm bảo theo một trình tự nhất định.
Bước 1: Cắt vải
Ở công đoạn này, bộ phận làm mẫu sẽ tiến hành rập, lên sơ đồ cắt may rồi chuyển qua bộ phận cắt. Áo sẽ được cắt bằng những cỗ máy công nghệ chính xác với công suất hoạt động lớn.
Bước 2: In áo thun
Sau khi vải đã được cắt xong, họ sẽ chuyển nó tới bộ phận chuyên in áo. Các phần khách hàng yêu cầu in sẽ được bộ phận thiết kế thực hiện từ vẽ hình, phối màu tới chọn vị trí in trên áo để xuất ra được phim in cho bộ phận phục trách in ấn.

Tiếp theo, bộ phận in sẽ tiến hành căng khung, chụp bản và hoàn tất khung in. Những kỹ thuật in sẽ tiến hành pha màu theo đúng yêu cầu của khách hàng. Bán thành phẩm (áo đã cắt chưa ráp may) được rải lên bàn in và bắt đầu công đoạn in hình lên áo. Sản phẩm sẽ được in theo lớp màu in, mỗi lớp màu in đều sẽ được in hết và được sấy khô trước khi kéo màu khác in. Động tác này sẽ được lặp lại cho đến khi hình được in hoàn thiện trên áo.Sau khi đã hoàn thiện hình in, họ sẽ chuyển qua máy ép để tăng độ bám dính hình vào vải. Các công đoạn này được thực hiện một cách tự động tạo nên hiệu suất nhanh.
Bước 3: May áo thun
Những chiếc áo thun này sau khi được in hình sẽ chuyển qua bộ phận ráp may. Tại nơi này các bán thành phẩm được may lại thành một chiếc áo hoàn chỉnh.
Bước 4: Kiểm tra chất lượng
Các sản phẩm hoàn thiện sẽ được bộ phận kiểm tra chất lượng kiểm tra lỗi: Lỗi mực in, lỗi đường chỉ, lỗi màu vải,…